Friday, 19 Apr 2024
Review App Vay

Bùng App Mcredit

Nếu bùng app Mcredit thì khách hàng phải đối mặt với nhiều rắc rối như: bị làm phiền, bị siết nợ, bị phạt phí trả chậm cao, bị ghi vào danh sách nợ xấu và nhiều vấn đề khác. Nói chung mọi người sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và cả uy tín, danh dự. Theo dõi bài viết dưới đây của App Vay Online để biết các rủi ro phải đối mặt nếu vay tiền Mcredit không trả.

Mcredit là gì?

Mcredit là một công ty tài chính được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay tiền mặt trả góp,… với sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Hiện tại, ngân hàng TMCP Quân Đội MB bank đang nắm giữ 100% vốn đầu tư của công ty. Có thể nói Mcredit và FE Credit là 2 công ty tài chính lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Vì có mối quan hệ chặt chẽ với MB bank nên Mcredit có nguồn vốn vững mạnh, có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, thủ tục nhanh gọn, khách hàng có thể tiếp cận với khoản vay dễ dàng. Hạn mức tối đa mà mọi người có thể vay tại Mcredit lên đến 70 triệu.

Mcredit đòi nợ bằng cách nào?

Mcredit được nhà nước cấp phép hoạt động, là đối tác lớn của các ngân hàng, các cửa hàng bán xe máy, điện máy, điện thoại,… Tuy nhiên, vì điều kiện cho vay khá đơn giản nên nhiều khách hàng không cân nhắc kỹ lưỡng, dẫn đến ý định bùng app Mcredit. Dưới đây là những hình thức đòi nợ được Mcredit áp dụng:

Đòi nợ thông qua tin nhắn, điện thoại

Đây được xem là cách đòi nợ phổ biến nhất, được nhiều công ty tài chính sử dụng chứ không riêng gì Mcredit. Nhân viên công ty sẽ liên hệ với mọi người thông qua các cuộc gọi và tin nhắn điện thoại. Thậm chí, những người có liên quan như người thân, bạn bè, đồng nghiệp… cũng sẽ bị làm phiền.

Ban đầu, tần suất cuộc gọi và tin nhắn chỉ khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày với thái độ mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, nếu khách hàng vẫn cố tình không trả nợ thì sẽ bị khủng bố điện thoại. Nhân viên liên tục gọi điện vào giờ nghỉ ngơi, sử dụng giọng điệu đe doạ, gắt gỏng.

bung-app-mcredit-2
Có nên bùng app Mcredit không?

Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật

Với những khách hàng có ý định bùng app Mcredit, công ty này sẽ chuyển hồ sơ vay lên các cơ quan chức năng để toà án và bên công an can thiệp vào. Như vậy thì người đi vay sẽ sợ hãi và nhanh chóng trả nợ. Tuy nhiên cách này rất ít khi được sử dụng vì quy trình khá phức tạp. Chỉ trừ khi đó là trường hợp đặc biệt.

Chuyển hồ sơ sang bên đòi nợ thuê

Đây là hình thức cuối cùng được áp dụng trong quy trình đòi nợ của Mcredit. Nó được xem là biện pháp cứng rắn và mạnh bạo nhất. Nếu người đi vay vẫn cố tình nhây không chịu trả tiền thì Mcredit sẽ nhờ đến các tổ chức đòi nợ thuê bên ngoài. Ngoài ra thì biện pháp này cũng được sử dụng khi người vay bùng nợ Fecredit hay bùng app Kredivo.

Lúc này, bên đòi nợ sẽ đến tận nhà để hăm doạ, khủng bố tinh thần, tịch thu các đồ vật có giá trị và thậm chí là sử dụng bạo lực để buộc mọi người phải trả tiền.

Có thể thấy rằng dù là tổ chức tài chính uy tín nhưng Mcredit cũng sử dụng nhiều hình thức đòi nợ khác nhau. Kể cả biện pháp mềm mỏng nhẹ nhàng đến mạnh bạo, khủng bố đều có đủ. Chính vì vậy mọi người không nên bùng app Mcredit vì sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Bùng app Mcredit có sao không?

Với những hình thức mà Mcredit sử dụng để đòi nợ được đề cập ở trên thì mọi người nên bỏ ý định vay tiền không trả. Cuộc sống của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì công ty chắc chắn sẽ không nhẹ nhàng với bạn. Mọi người sẽ phải đối mặt với việc:

+ Bị làm phiền: cả người đi vay và người thân, bạn bè có liên quan đều bị làm phiền bởi nhân viên của Mcredit bằng những cuộc điện thoại, tin nhắn khủng bố

+ Bị kiện lên toà án: mặc dù phương thức này ít được sử dụng nhưng công ty Mcredit hoàn toàn có thể thực hiện được. Bởi họ hoạt động hợp pháp, được nhà nước cấp phép

+ Bị siết nợ: nếu khách hàng sử dụng gói vay tiền trả góp và dùng sản phẩm đang mua để cầm cố thì sẽ bị công ty tịch thu

+ Bị phạt phí trả chậm: mức phí này cực kì cao. Nếu thời gian trả nợ càng lâu thì số tiền phải đóng càng lớn

+ Bị ghi vào danh sách nợ xấu của CIC

Việc vay tiền có thể đơn giản nhưng bùng app Mcredit thì không hề dễ dàng. Công ty sẽ sử dụng mọi cách để đòi lại số tiền đã cho vay. Vậy nên mọi người cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay tiền.

bung-app-mcredit-1
Bùng app Mcredit có sao không?

Xù nợ Mcredit có đi tù không?

Không giống với các app vay online khác, Mcredit có giấy phép hoạt động hợp pháp nên họ hoàn toàn có quyền kiện khách hàng nếu người đó vay tiền không trả. Với các hồ sơ vay số tiền lớn và thu thập đủ bằng chứng, công ty có thể kiện mọi người tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hình phạt thường sẽ là:

+ Bị phạt hành chính nếu vi phạm lần đầu, số tiền vay ít

+ Bị phạt ngồi tù đến 3 năm nếu có hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhiều lần, số tiền vay lớn

Như vậy, nếu cố tình quỵt nợ Mcredit thì có thể mọi người sẽ phải ngồi tù theo quy định của pháp luật.

Bùng app Mcredit có bị nợ xấu không?

Theo như thông tin appvayonline.net được biết thì khách hàng quỵt nợ Mcredit sẽ bị ghi vào danh sách sợ xấu của CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia. Như vậy thì mọi người sẽ gặp khó khăn khi đăng kí mở thẻ tín dụng, mua hàng trả góp hoặc vay tiền tại ngân hàng, các công ty tài chính khác.

Ngoài ra, sau khi đã thanh toán nợ đầy đủ, khách hàng cũng phải chờ rất lâu mới được xoá tên khỏi danh sách nợ xấu. Cụ thể:

+ Nợ xấu nhóm 2 (từ 10 ngày đến dưới 90 ngày): cần chờ 12 tháng để được xoá tên

+ Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: cần chờ đến 5 năm thì mới được xoá tên khỏi danh sách

bung-app-mcredit-3
Bùng app Mcredit có bị nợ xấu không?

Cách xin gia hạn khoản nợ app Mcredit

Nếu đã đến thời hạn thanh toán khoản nợ nhưng chưa chuẩn bị đủ tiền thì mọi người có thể xin gia hạn khoản vay tại Mcredit. Đây chính là cách tốt nhất, không cần phải nghĩ đến việc bùng app Mcredit. Như vậy thì khách hàng sẽ tạm thời không bị làm phiền, khủng bố, đe doạ.

Thực chất, gia hạn nợ chính là việc xin bên cho vay kéo dài thời gian trả nợ. Nếu được họ đồng ý thì mọi người sẽ có thêm thời gian để kiếm tiền để trả lại cho công ty tài chính theo hợp đồng. Các bước thực hiện:

Bước 1: Gọi điện đến tổng đài của Mcredit hoặc đến trực tiếp văn phòng và đưa ra yêu cầu gia hạn khoản vay

Bước 2: Nghe nhân viên tư vấn và làm các thủ tục cần thiết

Bước 3: Điền các thông tin được yêu cầu vào mẫu đơn gia hạn nợ của công ty

Bước 4: Chờ công ty xét duyệt yêu cầu. Thông thường, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được công ty chấp nhận cho thêm thời gian trả nợ:

+ Luôn thanh toán đúng hạn trước đó và có đủ khả năng thanh toán nợ hiện tại

+ Nằm trong diện khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19

+ Một số lý do khác nếu hợp lý

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng, thời gian công ty gia hạn khoản nợ thường chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Vì số tiền cho vay cũng không quá lớn nên sẽ không thể gia hạn nợ đến 6 tháng hay 1 năm đâu.

Nếu quá thời gian gia hạn nhưng khách hàng vẫn không thanh toán đầy đủ thì Mcredit vẫn sẽ áp dụng các hình thức đòi nợ như trên, thậm chí gay gắt hơn. Vậy nên khách hàng cần tranh thủ thời gian này để xoay vốn, kiếm tiền và thanh toán nợ cho Mcredit khi đến hạn.

Trên đây là những thông tin về việc bùng app Mcredit mà App Vay Online đã cung cấp cho mọi người. Có thể thấy nếu vay tiền mà không trả thì khách hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và cả danh dự. Thậm chí cả người thân, bạn bè cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên mọi người phải cân nhắc kỹ lưỡng khi vay tiền tại bất cứ đâu và lên kế hoạch trả nợ hợp lý.

Post Comment